Viêm tai ngoài là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em từ 7 đến 12 tuổi. Việc bổ sung những kiến thức về triệu chứng, nguyên nhân viêm tai ngoài sẽ giúp bạn có các biện pháp chữa trị và phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh viêm tai ngoài là gì?

Viêm tai ngoài (hay còn được gọi nhiễm trùng tai ngoài) là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ống tai. Viêm ống tai thường do sự xâm nhập của vi khuẩn, vi-rút và đôi khi do sự phát triển của nấm. Viêm tai ngoài là bệnh có thể điều trị sau 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, nhiễm trùng có thể lan ra các bộ phận lân cận.

viem-tai-ngoai-la-tinh-trang-viem-xay-ra-o-ong-tai

Viêm tai ngoài là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ống tai

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài là do sự phát triển gây hại của vi khuẩn, vi-rút và nấm làm cho niêm mạc ống tai bị tổn thương. Bên cạnh đó, tình trạng viêm cũng có thể xuất hiện khi ống tai bị kích ứng. Những yếu tố phổ biến gây nên tình trạng này là:

  • Bơi lội: Bệnh viêm tai ngoài rất thường gặp ở những người đi bơi. Khi đi bơi hoặc tắm vòi, nước lọt vào tai làm ống tai bị ướt, độ ẩm trong tai quá cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm ống tai.
  • Chấn thương: Các chấn thương nhỏ như sử dụng tăm bông hay dùng tay ngoáy tai sẽ làm trầy xước niêm mạc ống tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi-rút, nấm xâm nhập gây nhiễm trùng tai.
  • Sử dụng tai nghe hay máy trợ thính: Đeo tai nghe với âm lượng lớn hoặc sử dụng máy trợ thính có thể gây kích ứng niêm mạc tai và đưa vi khuẩn vào trong tai, từ đó gây ra viêm tai ngoài.
  • Dị ứng: Ống tai ngoài dễ dàng tiếp xúc với các hóa chất như dầu gội đầu, keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc… Khi tiếp xúc với các hóa chất này, niêm mạc tai có thể bị kích ứng gây viêm nhiễm.
  • Nhiễm trùng tai giữa: Nếu bạn bị nhiễm trùng tai giữa, mủ tích tụ trong tai giữa có thể chảy vào ống tai qua một lỗ trên màng nhĩ và gây ra nhiễm trùng tai ngoài.

Boi-loi-la-nguyen-nhan-gay-viem-tai-ngoai-thuong-gap

Bơi lội là nguyên nhân gây viêm tai ngoài thường gặp

Triệu chứng viêm tai ngoài dễ nhận biết

Các triệu chứng của bệnh viêm tai ngoài ban đầu thường nhẹ, nhưng nếu không điều trị sớm thì dần dần sẽ diễn biến nặng hơn.

  • Đau, ngứa tai: Khi mới xuất hiện viêm nhiễm, bạn sẽ cảm thấy ngứa trong ống tai, sau đó cơn ngứa dữ dội hơn. Nếu tình trạng viêm nặng thì tai sẽ bị đau. Cơn đau có thể lan ra mặt, cổ và một bên đầu. Bạn có thể cảm nhận cơn đau rõ rệt hơn khi kéo tai.
  • Tai đỏ và ống tai có chất dịch lỏng: Viêm sưng khiến ống tai bị đỏ, xuất hiện dịch lỏng. Dịch lỏng này trong suốt, không mùi, ban đầu ít, nhưng nếu tình trạng viêm nặng có thể xuất hiện nhiều gây căng tức tai.
  • Giảm thính lực: Sự xuất hiện dịch mủ và sưng đỏ niêm mạc ống tai gây ảnh hưởng đến quá trình truyền âm thanh, từ đó dẫn đến ù tai, giảm thính lực.
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ: Tình trạng viêm nhiễm nặng ống tai có thể gây sưng hạch bạch huyết ở cổ khiến đau nhức và khó chịu.

Dau-tai-u-tai-la-trieu-chung-viem-tai-ngoai-dien-hinh

Đau tai, ù tai là triệu chứng viêm tai ngoài điển hình

Cách điều trị viêm tai ngoài

Hầu hết các trường hợp viêm tai ngoài đều khỏi khi có phương pháp điều trị thích hợp. Sử dụng thuốc, ăn uống khoa học kết hợp với vệ sinh tai đúng cách sẽ giúp tình trạng nhiễm trùng ống tai của bạn cải thiện rõ rệt.

Thuốc trị viêm tai ngoài

Điều trị viêm tai ngoài bằng thuốc chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng viêm sưng và tiêu diệt các vi khuẩn, vi-rút, nấm trong ống tai. Các thuốc thường được sử dụng là:

  • Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc giảm đau như: Paracetamol hoặc ibuprofen để giúp giảm tình trạng đau nhức ống tai.
  • Thuốc nhỏ tai: Sử dụng thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm giúp điều trị viêm nhiễm tại chỗ. Bạn cần dùng thuốc ít nhất 7 ngày và tối đa là 14 ngày.
  • Kháng sinh đường uống: Thuốc kháng sinh uống thường không cần thiết cho bệnh nhiễm trùng tai ngoài. Nhưng bác sĩ có thể kê đơn nếu bạn bị nhiễm trùng nặng hoặc không thể điều trị bằng thuốc nhỏ tai. Việc lựa chọn kháng sinh nào để điều trị phụ thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ về mức độ nhiễm khuẩn và thể trạng của bạn.
  • Kháng viêm corticosteroid: Ống tai xuất hiện viêm, sưng đỏ thì việc sử dụng thuốc kháng viêm để giảm sưng là cần thiết. Các hoạt chất kháng viêm corticosteroid có thể có sẵn trong thuốc nhỏ tai.

Su-dung-thuoc-giup-dieu-tri-viem-tai-ngoai-hieu-qua

Sử dụng thuốc giúp điều trị viêm tai ngoài hiệu quả

Người bị viêm tai ngoài nên kiêng ăn gì?

Một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và hồi phục tình trạng viêm tai ngoài. Có những thực phẩm khi sử dụng sẽ khiến ống tai đau, kích ứng hoặc làm tình trạng viêm nhiễm ngày càng tệ hơn.

  • Thực phẩm cay hoặc nóng: Khi bạn ăn thức ăn cay, hơi nóng thường làm kích thích cả vùng tai, mũi, họng, gây ảnh hưởng đến niêm mạc ống tai. Lúc này, ống tai đang bị tổn thương, sự kích ứng đó sẽ khiến tình trạng viêm sưng tồi tệ hơn, làm cho tai bị đau nhức, khó chịu.
  • Thức ăn quá cứng: Khi chúng ta nhai thức ăn, khớp thái dương hàm hoạt động cũng tác động lên tai. Vì vậy, nếu sử dụng thức ăn quá cứng, dùng lực nhiều khi nhai thì sẽ khiến ống tai rung chuyển mạnh, quá trình lành viêm tai sẽ kéo dài hơn.
  • Món ăn nhiều dầu mỡ hoặc đường: Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của một vài loại thuốc. Do đó, bạn không nên ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ và thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Nói không với chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá… sẽ giúp quá trình tuần hoàn máu của bạn tốt hơn, quá trình hồi phục viêm nhiễm cũng diễn ra nhanh hơn.

Ăn uống hợp lý luôn là phương pháp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt nhất. Ngoài kiêng sử dụng các thực phẩm trên, bạn có thể bổ sung vào thực đơn của mình những thực phẩm tốt cho tai như: Cá hồi, bông cải xanh, cam, chuối, măng tây,...

Cac-thuc-pham-khong-nen-su-dung-khi-bi-viem-tai-ngoai

Các thực phẩm không nên sử dụng khi bị viêm tai ngoài

Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài

Nếu tai bạn có nhiều ráy tai, viêm sưng quá to hoặc tiết quá nhiều dịch mủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình tác động của thuốc nhỏ tai. Vì vậy, vệ sinh tai đúng cách khi có viêm nhiễm sẽ giúp tạo điều kiện cho thuốc tác dụng tốt hơn và quá trình phục hồi cũng nhanh hơn.

  • Làm sạch ráy tai: Khi có quá nhiều ráy tai, bạn không nên tự ý lấy ráy tai tại nhà. Thay vào đó, bạn nên đến các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để lấy ráy tai một cách sạch sẽ và an toàn hơn.
  • Dùng khăn mềm hoặc tăm bông lau phía ngoài ống tai và vành tai: Tự ý vệ sinh trong lòng ống tai đang tổn thương là không nên. Tuy nhiên, bạn có thể vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài tai. Lau thường xuyên phía ngoài ống tai và vành tai sẽ giúp hạn chế bụi bẩn xâm nhập vào ống tai gây viêm nhiễm nặng hơn.
  • Xử lý khi vết sưng quá to: Niêm mạc ống tai bị viêm sưng to thì thuốc nhỏ tai không thể giữ lâu lại ở đó để phát huy được tác dụng. Vì vậy, bạn cần đến bác sĩ để thực hiện thủ thuật nhét một miếng gạc nhỏ vào tai. Miếng gạc này sẽ được bác sĩ lấy ra sau vài ngày.

Phòng ngừa bệnh viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài là bệnh có thể phòng ngừa một cách đơn giản. Nắm rõ những thói quen dưới đây sẽ giúp bạn tránh được các trường hợp viêm nhiễm ống tai không đáng có và luôn duy trì một đôi tai khỏe mạnh.

  • Giữ cho tai của bạn khô ráo: Sau khi bơi hoặc tắm, hãy nghiêng đầu sang một bên để giúp nước thoát ra khỏi ống tai. Lau khô bên ngoài tai nhẹ nhàng bằng khăn mềm. 
  • Bảo vệ tai khi bơi lội: Mang nút tai hoặc mũ bơi trong khi bơi để giữ cho tai khô ráo. Không bơi ở hồ hoặc sông vào những ngày có cảnh báo về số lượng vi khuẩn cao.
  • Bảo vệ đôi tai khỏi các hóa chất kích ứng: Đặt bông gòn vào tai trong khi thoa các sản phẩm như thuốc xịt tóc và thuốc nhuộm tóc.
  • Vệ sinh tai đúng cách: Không bao giờ cố gắng gãi ngứa hoặc lấy ráy tai bằng các vật dụng như tăm bông, kẹp giấy hoặc kẹp tóc. Sử dụng những vật dụng này có thể đưa ráy tai vào sâu hơn trong ống tai của bạn, gây kích ứng lớp da mỏng bên trong tai hoặc làm rách da.

Giu-cho-tai-luon-kho-rao-giup-phong-ngua-viem-tai-ngoai

Giữ cho tai luôn khô ráo giúp phòng ngừa viêm tai ngoài

  • Sử dụng sản phẩm thảo dược: Trong tự nhiên có rất nhiều thảo dược giúp chống viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị viêm tai ngoài rất tốt. Điển hình là cây cối xay. Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, cây cối xay chứa hoạt chất có tác dụng chống viêm giảm đau tương đương thuốc điều trị viêm tai tiêu chuẩn. 

Để có hiệu quả điều trị viêm tai ngoài, tăng cường thính lực, phòng ngừa triệu chứng ù tai, nghe kém, người bệnh nên sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược có thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp cùng nhiều thảo dược khác như: Đan sâm, cẩu tích, thục địa, câu kỷ tử… Sản phẩm giúp chống viêm nhiễm ở tai, tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe thính giác. 

Trên đây là giải đáp rất chi tiết về vấn đề viêm tai ngoài, nguyên nhân, triệu chứng và cả cách phòng ngừa, điều trị bệnh. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về tình trạng sức khỏe của mình, hãy để lại số điện thoại liên lạc hoặc bình luận ở bên dưới để chúng tôi có thể tư vấn một cách chi tiết hơn.

Nguồn tham khảo:

1.https://www.bupa.co.uk/health-information/ears-hearing/outer-ear-infection

2.https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/swimmers-ear/symptoms-causes/syc-20351682

3.https://www.healthline.com/health/otitis-externa#risk-factors