Trong các bệnh về tai thì viêm ống tai ngoài là bệnh rất thường gặp, có nhiều nguyên nhân khác nhau và bệnh có thể chữa khỏi được nếu bệnh nhân được khám và chẩn đoán điều trị đúng. Viêm tai ngoài lan tỏa là do tình trạng nhiễm khuẩn hay nấm và các bệnh ngoài da khác, chẳng hạn như viêm da.
 
Nguyên nhân
Do ống tai khá thẳng, nằm ngoài, dễ tiếp xúc với môi trường, bụi bẩn, vi khuẩn nên dễ bị viêm nhiễm. Tình trạngtổn thương ống tai là một dạng viêm nhiễm và gây ra bởi:

- Những thói quen gây hại cho tai như dùng tăm bông,  dụng cụ lấy ráy tai gây xước và vi khuẩn từ ráy tai theo đó xâm nhập

- Các dụng cụ đút, nhét vào tai như: dùng nút tai hay tai nghe

- Tai bị ướt do bơi lội, tắm, sự thay đổi áp suất

- Các bệnh ngoài da chẳng hạn như viêm da hay vẩy nến 

- Tai bị nhiễm các hóa chất lạ nhưxà phòng 

Các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ các biểu hiện của trẻ để nhận biết sớm trẻ bị viêm ống tai ngoài. Sự viêm nhiễm ống tai thường bắt đầu bằng tình trạng ngứa. Tiếp đó là đau tức ở tai và sưng tấy. Nếu tình trạng đau nhức ngày càng tăng khi bé nhai hay bạn kéo tai bé thì có thể là bé đã bị viêm ống ta ngoài lan tỏa. Khi đó, nhìn vào tai sẽ thấy sưng đỏ và có dịch bẩn. Một số biểu hiện khác như nghe kém, có dịch vàng, chảy nước hay mùi. 

Điều trị  

Viêm ống tai ngoài lan tỏa thường kéo dài trong 1 tuần và có thể điều trị tại nhà.Dưới đây là một số hướng dẫn các bậc cha mẹ để giúp trẻ giảm khó chịu do viêm ống tai ngoài lan tỏa:

- Giữ cho tai luôn sạch và khô

- Cho trẻ dùng viêm giảm đau paracetamol nếu bé trên 3 tháng tuổi

- Dùng axit acetic nhỏ tai cho trẻ, đây là thuốc không kê theo đơn có thể mua tại các cửa hàng dược phẩm. Cứ vài phút lại nhỏ 1 lần rồi đặt trẻ nằm nghiêng để nước chảy ra khỏi tai.

 Nếu điều trị tại nhà không có kết quả thì bác sĩ sẽ kê kháng sinh hay thuốc corticosteroid nhỏ tai. Những loại thuốc này sẽ tiêu viêm trong 2 - 3 ngày nhưng vẫn tiếp tục phải dùng đủ liều để đảm bảo mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn. Luôn tuân thủ theo hướng dẫn về dùng thuốc và chăm sóc để nganư ngừa viêm nhiễm và giảm thiểu việc dùng thêm thuốc.

Khi nào nên đi khám? 

Liên lạc với bác sĩ nếu triệu chứng ở tai bé kéo dài hơn 4 - 5 ngày, nếu bé đã từng bị viêm tai hay tái phát viêm ống tai ngoài lan tỏa. Cũng có thể đưa trẻ đi khám nếu thấy dịch nhiều trong tai hoặc thấy sức nghe của trẻ có vấn đề.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm ống tai ngoài lan tỏa có thể lan vào sâu bên trong, gây ra viêm tai giữa. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu thấy bé tỏ ra đau đớn, sốt và nhìn thấy rõ ổ sưng viêm trong tai.